HIỆU CHUẨN LÀ GÌ?

HIỆU CHUẨN LÀ GÌ?

Hiệu chuẩn là thiết lập mối tương quan giữa chuẩn đo lường và thiết bị cần hiệu chuẩn. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp với chuẩn.

Sau khi hiệu chuẩn Viettech sẽ cấp chứng nhận hiệu chuẩn và dán tem lên thiết bị cần hiệu chuẩn.

Chứng nhận hiệu chuẩn sẽ cung cấp: Thông tin khách hàng, thời gian hiệu chuẩn, chu kỳ hiệu chuẩn, phương pháp hiệu chuẩn, địa điểm thực hiện hiệu chuẩn, kết quả hiệu chuẩn…

  1. Phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định:
  • Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là các sai số cho phép mà phương tiện đo có thể chấp nhận được. Tất cả thiết bị thuộc nhóm 2 (xem mục 3.1) phải thực hiện kiểm định trước khi sử dụng, kiểm định định định kỳ và kiểm định sau khi sửa chữa.
  • Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
  • Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
  • Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc chất khác. Ví dụ như dung dịch chuẩn pH 10, chất chuẩn NaOH 1N, …
  • Về bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.
  • Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. Ví dụ quả cân chuẩn, hộp kích thước chuẩn, …

Chuẩn đo lường

Theo định nghĩa quốc tế: chuẩn đo lường là phương tiện đo, vật đọ, chất chuẩn hoặc hệ thống đo để định nghĩa, thể hiện, duy trì hoặc tái tạo đơn vị hoặc một hay nhiều giá trị của đại lượng được dùng làm mốc so sánh.

Phân loại theo độ chính xác:

  • Chuẩn đầu
  • Chuẩn thứ
  • Chuẩn cố độ chính xác thấp hơn

Phân loại theo mục đích sử dụng có:

  • Chuẩn Quốc tế:
  • Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.
  • Chuẩn đo lường chính (sau đây gọi là chuẩn chính) là chuẩn đo lường được dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường khác ở địa phương, tổ chức.
  • Chuẩn đo lường công tác (sau đây gọi là chuẩn công tác) là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.
  • Chuẩn so sánh:
  • Chuẩn lưu động:

2. Phân biệt phương tiện nhóm 1 và nhóm 2

– Phương tiện nhóm 1 là phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại nhóm 2 được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

– Phương tiện nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Các phương tiện nhóm 2 được quy định trong thông tư 07/2019/TT-BKHCN ngày ngày 26 tháng 7 năm 2019 – Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Các phương tiện nhóm 2 buộc phải kiểm định.

Mục đích sâu xa của việc kiểm định là đảm bảo sự công bằng trong xã hội dựa trên việc sử dụng các phương tiện đúng chuẩn (có độ sai số chấp nhận được) trong trao đổi, mua bán, thanh tra, kiểm tra, giám định, …, đời sống vật chất càng cao (xã hội ngày càng phát triển) thì yêu cầu về công bằng xã hội càng cao do đó yêu cầu thiết bị ngày càng chính xác (nghĩa là sai số của phương tiện càng nhỏ). Ví dụ ngày trước đất nước còn nghèo thì đơn vị để đo lường trong mua bán lúa là dạ, hay thùng, ngày nay ta dùng đơn vị là kg. Trước đây giao dịch mua bán sử dụng cân cơ vật lý với quả cân để định lượng, cân này có độ sai số lớn do trạng thái của đòn cân, sau đó sử dụng cân đồng hồ cơ và ngày nay là cân điện tử (độ sai số thấp hơn).

3. Kiểm định

3.1. Cơ sở kiểm định

– Cơ sở quá trình kiểm định được ban hành theo các hướng dẫn của tổng cục đo lường, các tài liệu này được ký hiệu là ĐLVN.

– Thời hạn kiểm định được quy định chi tiết tại thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày ngày 26 tháng 7 năm 2019, cụ thể như sau:

 

TT Tên phương tiện đo Biện pháp kiểm soát về đo lường Chu kỳ kiểm định
Phê duyệt mẫu Kiểm định
Ban đầu Định kỳ Sau sửa chữa
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Phương tiện đo độ dài:
– Thước cuộn x
– Phương tiện đo khoảng cách quang điện x x x 12 tháng
– Phương tiện đo độ sâu đáy nước x x x 12 tháng
– Phương tiện đo độ sâu công trình ngầm x x x 24 tháng
Taximet x x x x 18 tháng
2 Taximet x x x x 18 tháng
3 Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông x x x x 24 tháng
4 Phương tiện đo thủy chuẩn x x x 12 tháng
5 Toàn đạc điện tử x x x 12 tháng
6 Cân phân tích x x x 12 tháng
7 Cân kỹ thuật x x x 12 tháng
8 Cân thông dụng:
– Cân đồng hồ lò xo x x x x 24 tháng
– Cân bàn; cân đĩa; cân treo dọc thép-lá đề x x x x 12 tháng
9 Cân treo móc cẩu x x x x 12 tháng
10 Cân ô tô x x x x 12 tháng
11 Cân ô tô chuyên dùng kiểm tra tải trọng xe cơ giới x x x x 24 tháng
12 Cân tàu hỏa tĩnh x x x x 12 tháng
13 Cân tàu hỏa động x x x x 24 tháng
14 Cân băng tải x x x x 12 tháng
15 Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới x x x x 12 tháng
16 Quả cân:
– Quả cân cấp chính xác E2 x x x 24 tháng
– Quả cân cấp chính xác đến F1 x x x 12 tháng
17 Phương tiện thử độ bền kéo nén x x x 12 tháng
18 Phương tiện đo mô men lực x x x 12 tháng
19 Cột đo xăng dầu x x x x 12 tháng
20 Cột đo khí dầu mỏ hóa lỏng x x x x 12 tháng
21 Đồng hồ đo nước:
– Đồng hồ đo nước lạnh cơ khí x x x x 60 tháng
– Đồng hồ đo nước lạnh có cơ cấu điện tử x x x x 36 tháng
22 Đồng hồ đo xăng dầu x x x x 12 tháng
23 Đồng hồ đo khí:
– Đồng hồ đo khí dầu mỏ hóa lỏng x x x x 12 tháng
– Đồng hồ đo khí công nghiệp x x x x 36 tháng
– Đồng hồ đo khí dân dụng:
+ Qmax < 16 m3/h x x x x 60 tháng
+ Qmax ≥ 16 m3/h x x x x 36 tháng
24 Phương tiện đo dung tích thông dụng x x x 24 tháng
25 Pipet x x x 24 tháng
26 Bể đong cố định x x x 60 tháng
27 Xitéc:
– Xi téc ô tô x x x 12 tháng
28 Phương tiện đo mức xăng dầu tự động x x x x 12 tháng
29 Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước x x x 24 tháng
30 Phương tiện đo vận tốc gió x x x 24 tháng
31 Áp kế: áp kế lò xo; áp kế điện tử; baromet x x x 12 tháng
32 Huyết áp kế gồm: huyết áp kế thủy ngân; huyết áp kế lò xo; huyết áp kế điện tử x x x 12 tháng
33 Nhiệt kế: nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng; nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu; nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại x x 24 tháng
34 Nhiệt kế y học:
– Nhiệt kế y học thủy tinh- thủy ngân có cơ cấu cực đại x
– Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại x x 06 tháng
– Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại x x x 12 tháng
35 Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản x x x 12 tháng
36 Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí x x x 24 tháng
37 Tỷ trọng kế x x x 24 tháng
38 Phương tiện đo hàm lượng bụi:
– Phương tiện đo hàm lượng bụi trong khí thải x x x 12 tháng
– Phương tiện đo hàm lượng bụi trong không khí x x x 12 tháng
39 Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở x x x x 12 tháng
40 Phương tiện đo nồng độ các khí:
– Phương tiện đo nồng độ các khí trong khí thải x x x 12 tháng
– Phương tiện đo nồng độ các khí trong không khí x x x 12 tháng
41 Phương tiện đo các thông số của nước:
– Phương tiện đo các thông số của nước trong nước mặt x x x 12 tháng
– Phương tiện đo các thông số của nước trong nước thải x x x 12 tháng
42 Phương tiện đo độ ẩm muối x x x 12 tháng
43 Công tơ điện:
– Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu cảm ứng x x x x 60 tháng
– Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu điện tử x x x x 72 tháng
– Công tơ điện xoay chiều 3 pha kiểu cảm ứng x x x x 48 tháng
– Công tơ điện xoay chiều 3 pha kiểu điện tử x x x x 36 tháng
44 Biến dòng đo lường x x x x 60 tháng
45 Biến áp đo lường x x x x 60 tháng
46 Phương tiện đo điện trở cách điện x x x 12 tháng
47 Phương tiện đo điện trở tiếp đất x x x 12 tháng
48 Phương tiện đo điện trở kíp mìn x x x 6 tháng
49 Phương tiện đo cường độ điện trường x x x 12 tháng
50 Phương tiện đo điện tim x x x 24 tháng
51 Phương tiện đo điện não x x x 24 tháng
52 Phương tiện đo độ ồn x x x 12 tháng
53 Phương tiện đo rung động x x x 12 tháng
54 Phương tiện đo độ rọi x x x 12 tháng
55 Phương tiện đo độ chói x x x 12 tháng
56 Phương tiện đo năng lượng tử ngoại x x x 12 tháng
57 Phương tiện đo quang phổ:
– Phương tiện đo quang phổ hấp thụ nguyên tử x x x 12 tháng
– Phương tiện đo quang phổ tử ngoại – khả kiến x x x 12 tháng
58 Phương tiện đo công suất laser x x x 12 tháng
59 Phương tiện đo tiêu cự kính mắt x x x 12 tháng
60 Phương tiện đo độ khúc xạ mắt x x x 12 tháng
61 Thấu kính đo thị lực x x x 12 tháng
62 Phương tiện đo độ phân cực xác định hàm lượng đường (độ Pol) x x x 12 tháng
63 Phương tiện đo độ khúc xạ xác định hàm lượng đường (độ Brix) x x x 12 tháng
64 Phương tiện đo lượng mưa x x x 24 tháng
65 Phương tiện đo mực nước x x x 24 tháng
66 Phương tiện đo tự động liên tục các thông số khí tượng thủy văn x x x 24 tháng
67 Phương tiện đo kinh vĩ x x x 12 tháng
68 Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh x x x 12 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay tại đây
Chat với chúng tôi qua Zalo