Hiệu chuẩn máy đo độ nhớt (Viscometer)
Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại. Được sinh ra giữa các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau.
Máy đo độ nhớt là thiết bị chuyên dụng kiểm tra nhanh chỉ số độ nhớt nhiều loại chất lỏng, thực phẩm, nước sốt…
Hình ảnh máy đo độ nhớt
Phân loại độ nhớt
Độ nhớt có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau:
– Độ nhớt động lực (độ nhớt tuyệt đối): đơn vị cp
– Độ nhớt động học: đơn vị cst
– Ngoài ra người ta còn sử dụng độ nhớt quy ước. Đối với loại độ nhớt này thì tùy thuộc vào thiết bị sử dụng để đo mà ta có các tên gọi và các kết quả khác nhau như độ nhớt Engler (oE), độ nhớt Saybolt (SSU), độ nhớt Redwood.
Phương pháp đo độ nhớt
– Phương pháp đo độ nhớt động học: Độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn của một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes (cSt = mm2/s)
– Phương pháp đo độ nhớt động lực: Độ nhớt động lực là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu lên một lớp dầu khác
Ứng dụng của máy đo độ nhớt trong nghiên cứu và sản xuất:
– Đo độ nhớt trong ngành thực phẩm: đo độ nhớt cho sữa, đo độ nhớt kem, đo độ nhớt cho sữa chua, đo độ nhớt sữa bột, đo độ nhớt thực phẩm dạng dung dịch đóng hộp, đo độ nhớt nước giải khát…
– Đo độ nhớt trong ngành dược phẩm – mỹ phẩm: đo độ nhớt sữa tắm, đo độ nhớt dầu gội, đo độ nhớt kem đánh răng, đo độ nhớt dung dịch thuốc, đo độ nhớt kem dưỡng da…
– Đo độ nhớt trong ngành sơn, mực in: đo độ nhớt cho sơn nước, đo độ nhớt cho sơn dầu, đo độ nhớt cho mực in, đo độ nhớt cho mực phun…
– Ứng dụng trong dạy học, nghiên cứu: đo độ nhớt cua môi trường nuôi cấy vi sinh, độ nhớt môi trường nuôi cấy tế bào, dung môi…
Các loại máy đo độ nhớt:
Rotational Viscometer:
-
Máy đo độ nhớt quay tròn thu thập dữ liệu về độ nhớt của mẫu dưới các điều kiện khác nhau.
-
Loại Rotational Viscometer được sử dụng để đo chính xác độ nhất của cả chất lưu Newton và không phải chất lưu Newton.
Hình ảnh máy đo độ nhớt
Vibrational Viscometer:
-
Máy đo độ rung khi cầm tay được sử dụng để đo độ nhớt trực tiếp liên tục trong đường ống và / hoặc bể chứa.
-
Loại Vibrational Viscometer phù hợp hơn để đo chất lỏng không chứa chất lưu Newton.
Oscillation Viscometer
-
Máy đo độ nhớt dao động sử dụng công nghệ pít-tông dao động đã được điều chỉnh cho mẫu nhớt với lương nhỏ và kiểm tra độ nhớt trong ứng dụng trong phòng thí nghiệm.
-
Nó cũng được điều chỉnh để đo độ nhớt áp suất và đo độ nhớt có nhiệt độ cao trong môi trường thực tế và cả trong phòng thí nghiệm.
Hình ảnh máy đo độ nhớt
Falling Piston Viscometer:
-
Đây là thiết bị công nghiệp đo độ nhớt trong môi trường nhạy cảm và khắc nhiệt dựa trên chuyển động piston và xi lanh.
Falling Sphere Viscometer:
-
Máy đo độ nhớt Falling Sphere Viscometer dựa trên định luật Stokes’s Law.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ nhớt
Khi tiến hành hiệu chuẩn, đảm bảo các điều kiện sau:
+ Nhiệt độ ( 25 ± 5 ) oC.
+ Độ ẩm tương đối ( 40 – 70 ) %RH
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
– Đầu đo không bị gãy, nát không bị biến dạng.
– Màn hình chỉ thị của thiết bị không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến kết quả đọc.
– Màn hình chỉ thị kim: vạch chia phải rõ ràng không đứt nét.
– Nút nhấn điều khiển còn đầy đủ, nguyên vẹn.
– Hình dáng bên ngoài không ảnh hưởng tới kết quả đo.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
– Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Tất cả các nút điều khiển còn hoạt động tốt.
– Màn hình hiển thị rõ ràng, không đứt nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
– Kiểm tra sai số độ nhớt.
– Kiểm tra nhiệt độ.
– Kiểm tra tốc độ vòng quay.
Bước 4: Xử lý chung
– Phương tiện đo độ nhớt sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
– Chu kỳ khuyến nghị hiệu chuẩn định kỳ là 1 năm
Nguồn: https://kiemdinhvung3.com
Xem thêm: