QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN NGUỒN DÒNG, ÁP, ĐIỆN TRỞ
MULTIMETER CALIBRATION
-
Phạm vi áp dụng
Tài liệu này trình bày quy trình hiệu chuẩn của những thiết bị phát dòng điện, điện áp, điện trở, với các đặc tính kỹ thuật như sau:
- Điện áp một chiều:
- Phạm vi: 1 mV đến 1000 V, sai số: ± (0.1% + 1 digit)
- Phạm vi: 1 kV đến 40 kV, sai số: ± 4%
- Điện áp xoay chiều:
- Phạm vi: 1 mV đến 1100 V
- Sai số:
- Tần số 45 Hz đến 1 kHz : ± (0.5% + 2 digit)
- Tần số 10 kHz đến 20 kHz : ± (1% + 2 digit)
- Tần số 20 kHz đến 100 kHz : ± (3% + 2 digit)
- Sai số:
- Phạm vi: 1 kV đến 30 kV
- Sai số: ± 4%
- Phạm vi: 1 mV đến 1100 V
- Dòng điện một chiều:
- Phạm vi: 10 µA đến 500 A
- Sai số:
- 20 µA đến 1999 mA: ± (1% + 1 digit)
- 2 A đến 10 A: ± (0.5% + 1 digit)
- 10 A đến 500 A: ± 4 %
- Dòng điện xoay chiều:
- Phạm vi: 10 µA đến 500 A
- Sai số:
- Tần số 45 Hz đến 3 kHz : ± (1% + 2 digit) cho tất cả các thang đo
- Tần số 3 kHz đến 10 kHz :
- ± (1% + 2 digit) cho thang đo từ 0.1 mA đến 200 mA
- ± 3% cho thang đo từ 10 A đến 500 A
- Điện trở:
- Phạm vi: 2 mΩ đến 100 GΩ
- Sai số:
- Dưới 2 Ω : ± (1% + 2 digit).
- Tới 20 Ω: ± (0.5% + 2 digit).
- Tới 2000 Ω: ± (0.2% + 1 digit).
- Tới 20 MΩ: ± (0.5% + 1 digit).
- Tới 1 GΩ: ± (1.5% + 1 digit).
-
Phương tiện hiệu chuẩn
-
Phương tiện chuẩn
-
- Máy hiệu chuẩn đo đa năng:
- Thang đo: 1 mV đến 1100 V
- ĐKĐBĐ: ± 0.025%
- Máy đo điện trở cách điện
- Thang đo: 10 MΩ đến 1000 Ω
- ĐKĐBĐ: ± 1%
- Điện trở shunt 500 A
- Thiết bị đo cao áp
- Thang đo: 40 kV
- ĐKĐBĐ: ± 1%
-
Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn, đảm bảo các điều kiện sau:
- Nhiệt độ ( 23 ± 5 ) oC.
- Độ ẩm không khí < 80 %RH
-
Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của chuẩn và thiết bị cần hiệu chuẩn.
- Đưa tất cả các thiết bị tham gia vào hiệu chuẩn vào khu vực hiệu chuẩn.
- Cung cấp nguồn điện thích hợp, tránh tình trạng nhầm áp nguồn.
- Đảm bảo các nguồn điện đã được tiếp đất an toàn
- Khởi động và làm nóng máy theo thời gian yêu cầu của nhà sản xuất.
- Chuẩn bị đầy đủ các dây kết nối.
-
Tiến hành hiệu chuẩn
-
Kiểm tra bên ngoài
-
- Màn hình chỉ thị của thiết bị không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến kết quả đọc.
- Nút nhấn điều khiển còn đầy đủ, nguyên vẹn.
- Các ngõ ra không bị biến dạng
- Hình dáng bên ngoài không ảnh hưởng tới kết quả đo
-
Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Tất cả các nút điều khiển còn hoạt động tốt
- Màn hình hiển thị rõ ràng, không đứt nét
-
Kiểm tra đo lường
-
Hiệu chuẩn Nguồn điện áp một chiều
- Kết nối thiết bị như hình vẽ
-
- Cài đặt TI đến chức năng phát điện áp một chiều.
- Đối với TI có một thang, hiệu chuẩn tại 3 điểm 10%, 50%, 90%.
- Đối với TI có nhiều thang, mỗi thang đo hiệu chuẩn tại một điểm lớn hơn 70%.
- Tại mỗi điểm ta thực hiện phép đo 5 lần.
- Ghi lại những kết quả chỉ thị trên chuẩn đo và kiểm tra như sau:
- Sai số không được lớn hớn sai số cho phép của TI.
- Độ lệch chuẩn của các lần đo không được vượt quá 1/3 giới hạn sai số cho phép.
- Đối với nguồn cao áp từ 1 kV đến 40 kV, sử dụng thiết bị đo cao áp trực tiếp hoặc quả thiết bị chuyển điện áp cao về điện áp thấp. Kết nối ngõ ra của nguồn phát áp đến ngõ vào của chuẩn hạ áp và ngõ ra của chuẩn hạ áp đến ngõ vào của chuẩn đo áp.
- Giá trị đo được bằng kết quả chỉ thị trên chuẩn đo áp nhân cho hệ số của chuẩn hạ áp.
- Ví dụ: chuẩn đo áp đo được 1 V, hệ số chuẩn hạ áp 1 V/mV. Vậy kết quả chỉ thị thực là 1 V x 1 V/mV = 1000 V.
- Điều chỉnh ngỏ ra của TI về vị trí nhỏ nhất và ngắt kết nối thiết bị.
-
Hiệu chuẩn nguồn điện áp xoay chiều
- Kết nối thiết bị như hình vẽ
- Cài đặt TI đến chức năng phát điện áp xoay chiều.
- Đối với TI có một thang, hiệu chuẩn tại 3 điểm 10%, 50%, 90%.
- Đối với TI có nhiều thang, mỗi thang đo hiệu chuẩn tại một điểm lớn hơn 70%.
- Tại mỗi điểm ta thực hiện phép đo 5 lần.và hiệu chuẩn tại 60 Hz và 400 Hz nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác.
- Đối với nguồn cao áp từ 1 kV đến 40 kV, sử dụng thiết bị đo cao áp trực tiếp hoặc quả thiết bị chuyển điện áp cao về điện áp thấp. Kết nối ngõ ra của nguồn phát áp đến ngõ vào của chuẩn hạ áp và ngõ ra của chuẩn hạ áp đến ngõ vào của chuẩn đo áp.
- Giá trị đo được bằng kết quả chỉ thị trên chuẩn đo áp nhân cho hệ số của chuẩn hạ áp.
- Ví dụ: chuẩn đo áp đo được 1 V, hệ số chuẩn hạ áp 1 V/mV. Vậy kết quả chỉ thị thực là 1 V x 1 V/mV = 1000 V.
- Tần số của chuẩn hạ áp phải tương ứng với tần số của nguồn áp cao.
- Ghi lại những kết quả chỉ thị trên TI này và kiểm tra như sau:
- Sai số không được lớn hớn sai số cho phép của TI.
- Độ lệch chuẩn của các lần đo không được vượt quá 1/3 giới hạn sai số cho phép.
- Điều chỉnh ngỏ ra của chuẩn phát áp về vị trí nhỏ nhất và ngắt kết nối thiết bị.
-
Hiệu chuẩn nguồn dòng điện một chiều
- Kết nối thiết bị như hình vẽ
- Cài đặt TI đến chức năng phát dòng điện một chiều.
- Đối với TI có một thang , hiệu chuẩn tại 3 điểm 10%, 50%, 90%.
- Đối với TI có nhiều thang, mỗi thang đo hiệu chuẩn tại một điểm lớn hơn 70%.
- Tại mỗi điểm ta thực hiện phép đo 5 lần và hiệu chuẩn tại 60 Hz và 400 Hz nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác.
- Ghi lại những kết quả chỉ thị trên chuẩn này và kiểm tra như sau:
- Sai số không được lớn hớn sai số cho phép của TI.
- Độ lệch chuẩn của các lần đo không được vượt quá 1/3 giới hạn sai số cho phép.
- Đối với nguồn dòng cao từ 10 A đến 500 A, ta sử dụng điện trở Shunt để chuyển đổi tính hiệu dòng về điện áp tương ứng:
- Kết nối ngõ ra của nguồn đến ngõ vào của điện trở shunt và ngõ ra của điện trở shunt đến ngõ vào của chuẩn đo.
- Giá trị đo được sẽ bằng hệ số của điện trở shunt nhân cho điện áp đo được.
- Vi dụ: shunt 1 A/mV, chuẩn đo được 500 mV. Vậy giá trị chỉ thị được tính bằng: 500 mV X 1 A/mV = 500 A
- Điều chỉnh ngỏ ra của nguồn phát dòng về vị trí nhỏ nhất và ngắt kết nối thiết bị.
-
Hiệu chuẩn nguồn dòng điện xoay chiều
- Kết nối thiết bị như hình vẽ
- Cài đặt TI đến chức năng phát dòng điện xoay chiều.
- Đối với TI có một thang, hiệu chuẩn tại 3 điểm 10%, 50%, 90%.
- Đối với TI có nhiều thang, mỗi thang đo hiệu chuẩn tại một điểm lớn hơn 70%.
- Tại mỗi điểm ta thực hiện phép đo 5 lần
- Ghi lại những kết quả chỉ thị trên TI này và kiểm tra như sau:
- Sai số không được lớn hớn sai số cho phép của TI.
- Độ lệch chuẩn của các lần đo không được vượt quá 1/3 giới hạn sai số cho phép.
- Đối với nguồn dòng cao từ 10 A đến 500 A, ta sử dụng điện trở Shunt để chuyển đổi tính hiệu dòng về điện áp tương ứng:
- Kết nối ngõ ra của nguồn đến ngõ vào của điện trở shunt và ngõ ra của điện trở shunt đến ngõ vào của chuẩn đo.
- Giá trị đo được sẽ bằng hệ số của điện trở shunt nhân cho điện áp đo được.
- Vi dụ: shunt 1 A/mV, chuẩn đo được 500 mV. Vậy giá trị chỉ thị được tính bằng: 500 mV X 1 A/mV = 500 A
- Điều chỉnh ngỏ ra của chuẩn phát dòng về vị trí nhỏ nhất và ngắt kết nối thiết bị.
-
Hiệu chuẩn nguồn điện trở, hộp điện trở
- Kết nối thiết bị như hình vẽ
- Cài đặt TI đến chức năng phát điện trở.Nếu là hộp điện trở, đưa tất cả các nút vặn về Zero.
- Tại mỗi thang đo, hiệu chuẩn tại 3 điểm 10%, 50%, 90%.
- Tại mỗi điểm ta thực hiện phép đo 5 lần.
- Đối với điện trở từ 100 MΩ trở lên, sử dụng chuẩn đo điện trở cách điện.
- Chú ý đến điện áp phát ra từ chuẩn đo, hộp điện trở phải chịu được điện áp này.
- Ghi lại những kết quả chỉ thị trên TI này và kiểm tra như sau:
- Sai số không được lớn hớn sai số cho phép của TI.
- Độ lệch chuẩn của các lần đo không được vượt quá 1/3 giới hạn sai số cho phép.
Xem thêm: