Hiệu Chuẩn Máy Kiểm Tra An Toàn Điện

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN AC VOLTAGE & CURRENT SOURCE

HIỆU CHUẨN NGUỒN DÒNG – ÁP XOAY CHIỀU

  1. Giới thiệu và mô tả

    1. Quy trình này mô tả quá trình hiệu chuẩn của những thiết bị phát dòng điện và điện áp xoay chiều.

    2. Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể.

Bản 1.   Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )

Đặc tính TI

Thông số kỹ thuật

Phương pháp kiểm tra

Dòng điện xoay chiều

Điện áp xoay chiều

  • Thang đo: 0 – 10 A

      Sai số:       1%

  • Thang đo: 10 – 500 A

      Sai số:       5%

  • Thang đo: 0 – 1 kV

      Sai số:       1%

  • Thang đo: 1 – 30 kV

      Sai số:       3%

so sánh với hệ thống đo dòng điện chuẩn

so sánh với hệ thống đo  điện áp chuẩn

  1. Chuẩn sử dụng

Tên chuẩn

Đặc tính kỹ thuật nhỏ nhất

Chuẩn đo dòng điện xoay chiều

Chuẩn đo dòng điện xoay chiều

Điện trở shunt

Chuẩn đo điện áp xoay chiều

Chuẩn đo điện áp xoay chiều

80k-40

Thang đo: 0 – 1 A

Sai số: 0.25%

Thang đo: 0 – 10 A

Sai số: 0.25%

Thang đo: 0 – 500 A

Sai số: 0.25%

Thang đo: 0 – 1 kV

Sai số: 0.25%

Thang đo: 0 – 40 kV

Sai số: 1%

3.       Nguyên lý vận hành

3.1     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong toàn bộ quy trình này trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

3.2     Chuẩn bị đầy đủ các đầu dây kết nối cũng như đảm bảo khu vực làm việc đảm bảo an toàn.

3.3     Đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

3.4     Kiểm tra nguồn điện đầu vào và cung cấp một nguồn thích hợp.

3.5     Đợi một thời gian làm nóng theo yêu cầu của nhà sản xuất.

3.6     Đưa thông số ban đầu về zero nếu sử dụng cơ cấu bằng cơ.

3.7     Trước khi tiên hành hiệu chuẩn, cần đọc kỹ thông số của máy. Đảm bảo không được hoạt động quá thang đo.

  1.  Quy trình hiệu chuẩn

    1. Hiệu chuẩn nguồn phát Dòng Điện xoay chiều

      1. Dòng điện ≤ 10 A

  • Kết nối dây từ ngõ ra dòng của TI đến ngõ vào của chuẩn đo dòng.

  • Chọn chức năng đo dòng điện xoay chiều cho cả chuẩn và thiết bị đo.

  • Nếu máy có nhiều thang đo, hiệu chuẩn từng thang tương ứng.

  • Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, ta chọn các điểm hiệu chuẩn tương ứng khoảng 10%, 50%, 90% của toàn thang đo từng thang.

  • Ghi lại những kết quả này và kiểm tra giới hạn sai số chi phép.

    1. Dòng điện  ≥ 10 A

  • Kết nối ngõ ra dòng của TI đến ngõ vào của điện trở Shunt và kết nối ngõ ra của điện trở Shunt đến ngõ vào của điện áp chuẩn.

  • Chọn chức năng đo dòng điện xoay chiều cho thiết bị đo và chức năng đo điện áp của chuẩn điện áp.

  • Nếu máy có nhiều thang đo, hiệu chuẩn từng thang tương ứng và chọn thang đo trên chuẩn điện áp sao cho phù hợp.

  • Giá trị thực của ngõ ra bằng chỉ thị trên chuẩn điện áp nhân với hệ số biến đổi của điện trở shunt. Vi dụ: Dòng ra của thiết bi đo là I­­r = 100 A, Điện trở shunt có hệ số α = 500 A/V, giá trị đo được trên chuẩn theo qui uoc phải là: Id = I­­r / α = 0.2 V.

  • Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, ta chọn các điểm hiệu chuẩn tương ứng khoảng 10%, 50%, 90% của toàn thang đo từng thang.

  • Ghi lại những kết quả này và kiểm tra giới hạn sai số chi phép.

  1. Hiệu chuẩn nguồn phát  Điện áp xoay chiều

    1. Điện áp ≤ 1 kV

  • Kết nối ngõ ra của TI đến ngõ vào của chuẩn điện áp.

  • Chọn chức năng đo điện áp xoay chiều cho cả chuẩn và thiết bị đo.

  • Nếu máy có nhiều thang đo, hiệu chuẩn từng thang tương ứng.

  • Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, ta chọn các điểm hiệu chuẩn tương ứng khoảng 10%, 50%, 90% của toàn thang đo từng thang.

  • Ghi lại những kết quả này và kiểm tra giới hạn sai số chi phép.

  • Kết thúc hiệu chuẩn nếu không có một phép đo nào khác.

    1. Điện áp ≥ 1 kV

  • Kết nối ngõ ra dòng của TI đến ngõ vào của chuẩn 80k-40 và kết nối ngõ ra của chuẩn 80k-40 đến ngõ vào của điện chuẩn điện áp.

  • Chọn chức năng đo điện áp xoay chiều cho thiết bị đo chuẩn.

  • Nếu máy có nhiều thang đo, hiệu chuẩn từng thang tương ứng và chọn thang đo trên chuẩn điện áp sao cho phù hợp.

  • Giá trị thực của ngõ ra bằng chỉ thị trên chuẩn điện áp nhân với hệ số biến đổi của 80k-40. Vi dụ: áp ra của thiết bi đo là V­­r = 10 kV, 80k-40 có hệ số α = 1000 V/V, giá trị đo được trên chuẩn theo qui uoc phải là: Vd = V­­r / α = 10 V.

  • Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, ta chọn các điểm hiệu chuẩn tương ứng khoảng 10%, 50%, 90% của toàn thang đo từng thang.

  • Ghi lại những kết quả này và kiểm tra giới hạn sai số chi phép.

  • Kết thúc hiệu chuẩn nếu không có một phép đo nào khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay tại đây
Chat với chúng tôi qua Zalo