Tại sao phải hiệu chuẩn, hiệu chỉnh cân điện tử, cân bàn, cân đồng hồ…?
Khi bạn mua sản phẩm trong siêu thị hoặc mua ở các chợ truyền thống. Làm sao bạn biết được bên bán họ có cân đúng khối lượng hay không.
Ta chỉ có thể tin tưởng khi có một vật chuẩn như quả cân để so sánh xem giá trị đo của cân có đúng với chuẩn hay không. Nhưng quả cân muốn biết có sai lệch hay không thì phải đem quả cân đi hiệu chuẩn trước đã.
Hoặc ta có thể nhìn vào cân xem có tem kiểm định hoặc tem hiệu chuẩn hay không. Thông thường trong mua bán thì cân bắt buộc phải kiểm định không được hiệu chuẩn.
Ví dụ như: cân vàng, cân trong các chợ truyền thống…
Như các bạn đã biết hiệu chuẩn là so sánh phương tiện chuẩn với phương tiện cần hiệu chuẩn, khi có sai lệch so với chuẩn ta phải điều chỉnh thiết bị về đúng với chuẩn. Phương pháp này gọi là hiệu chỉnh.
Quả cân chuẩn phải đạt sai số nhất định hoặc cấp chính xác nhất định để có thể hiệu chuẩn cân. Thông thường muốn hiệu chuẩn một thiết bị nào đó thì đòi hỏi thiết bị chuẩn phải có sai số nhỏ hơn thiết bị cần hiệu chuẩn từ 3 đến 4 lần.
CCX ( cấp chính xác) của quả cân gồm:
E1: Hiệu chuẩn cho các cân có độ chính xác cao cân cấp I
E2: Hiệu chuẩn cho các cân có độ chính xác cao cân cấp I
F1: Hiệu chuẩn cho các cân đạt cấp I , II, III, IV
F2: Hiệu chuẩn cho các cân đạt cấp: II, III, IV
M1, M2, M3: Hiệu chuẩn cho các cân đạt cấp III, IV
Dựa vào cấp chính xác của cân mà kỹ thuật viên dùng quả cân nào cho thích hợp.Tùy vào tần suất sử dụng của khách hàng mà chúng ta có thể hiệu chuẩn 6 tháng 1 lần hoặc 12 tháng 1 lần.
Để đảm bảo tính ổn định của cân thì ta nên có một bộ quả cân chuẩn đã được hiệu chuẩn để kiểm tra cân trước khi đưa vào sử dụng. Nếu quá trình kiểm tra thấy cân có sai lệch, ta nên chỉnh cân về đúng với quả chuẩn.
Tài liệu tham khảo sai số của quả cân chuẩn theo OIML
Các danh mục bắt buộc phải kiểm định.
Xem thêm: