Quy Trình Hiệu Chuẩn Độ Cứng Cao Su – DUROMETER CALIBRATION

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN ĐỘ CỨNG CAO SU

DUROMETER CALIBRATION

MÁY ĐO ĐỘ CỨNG CAO SU

( A, B, C, D, DO, O )

  1. Giới thiệu và mô tả

    1. Quy trình này mô tả quá trình hiệu chuẩn của máy đo độ cứng cao su bao gồm các kiểu A, B, C, D, DO, O.

    2. Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể.

Bản 1.   Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )

Đặc tính TI

Thông số kỹ thuật

Phương pháp kiểm tra

Độ cứng:

  • Kiểu A

  • Kiểu B

  • Kiểu C

  • Kiểu D

  • Kiểu DO

  • Kiểu O

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0.55 N đến 8.05 N )

(56.08 g đến 820.87 g)

Sai số: ± 7.56 g

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0.55 N đến 8.05 N )

(56.08 g đến 820.87 g)

Sai số: ± 7.56 g

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0 đến 44.45 N )

(0 đến 4.53 kg)

Sai số: ± 45.33 g

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0 đến 44.45 N )

 (0 đến 4.53 kg)

Sai số: ± 45.33 g

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0 đến 44.45 N )

 (0 đến 4.53 kg)

Sai số: ± 45.33 g

  • Thang đo: 0 đến 100

( 0.55 N đến 8.05 N )

 (56.08 g đến 820.87 g)

Sai số: ± 7.56 g

So sánh với bộ quả cân chuẩn.

Chuẩn sử dụng

Tên chuẩn

Đặc tính kỹ thuật

Cân phân tích

Bộ quả cân chuẩn

Hệ thống đồ gá

Căn mẫu

  • Thang đo: 0 đến 5 kg

Sai số: ± 0.1 g

  • Thang đo: 0 đến 5 kg

  • Thang đo: N/A

  • Thang đo: 0.096 đến 0.100 in

Sai số: ± 20 µinz

3.       Nguyên lý vận hành

3.1     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong toàn bộ quy trình này trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

3.2     Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau :

  • Nhiệt độ ( 73 ± 6 ) oF.

  • Đảm bảo độ dao động nhiệt độ của môi trường không lớn hơn 2oF trong 2 giờ.

3.3     Tất cả thiết bị phải được làm sạch và đặt trong môi trường hiệu chuẩn theo đúng thời gian yêu cầu của nhà sản xuất ( nếu có ) hoặc ít nhất 2 giờ.

3.4     Sử dụng công thức sau để xác định giá trị chỉ thị trên TI:

  • Kiểu A, B, O:       N = 0.55 + 0.075 x Hx

    • Trong đo N là lực newton

    • Hx là giá trị chỉ thị trên TI

  • Kiểu C, D, DO:    N = 0.55 + 0.075 x Hy

    • Trong đo N là lực newton

    • Hy là giá trị chỉ thị trên TI

3.5     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của cả chuẩn và TI trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

  1.  Quy trình hiệu chuẩn

    1. Thiết lập hệ thống hiệu chuẩn như hình sau:

  2. Đưa tất cả thiết bị tham gia vào hiệu chuẩn về zero.

  3. Vị trí hệ thống đồ gá giử đồng hồ đo của TI sao cho đầu đo tiếp xúc với bàn cân bên phải theo chiều thẳng đứng và kim chỉ thị phải về zero.

  4. Đặt quả cân chuẩn vào bàn cân còn lại cho đến khi giá trị hiệu chuẩn của TI đặt đến điểm hiệu chuẩn đầu tiên.

  5. Tính tổng khối lượng những quả cân này và kiểm tra chúng với giới hạn sai số trong bản bên dưới.

  6. Thực hiện tương tự như trên đối với tất cả những điểm hiệu chuẩn còn lại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay tại đây
Chat với chúng tôi qua Zalo